300 câu hỏi của bố mẹ trẻ (phần 44)

Đó chắc là giun kim. Nếu muốn biết chính xác, nên đi thử phân. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
16. Trong phân của con tôi có các sợi đỏ như máu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là gì?
Đó chắc là các vết máu. Nguyên nhân có thể do cháu bị rạn lỗ hậu môn, bị viêm nhiễm. Cần cho cháu đi khám để xác định rõ thêm.
17. Con tôi bị tiêu chảy, tôi phải làm gì để giúp cháu?
Khi trẻ bị tiêu chảy, phân sẽ bị lỏng và đi nhiều lần. Đa số các trường hợp tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần.
Mục đích chính khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là giữ cho cơ thể trẻ không bị mất nước bằng cách cho uống các loại nước chè, nước hoa quả, nước rau. Không nên cho uống sữa và ăn các loại thức ăn cứng. Cần cho trẻ đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
18. Đứa con 2 tuổi của tôi vừa bị tiêu chảy 1 tuần, khỏi được vài ngày thì bị lại. Liệu có gì đáng phải lo lắng không?
Có, không loại trừ khả năng con bạn bị viêm nhiễm đường ruột kéo dài. Cần khẩn trương cho cháu đi khám để có phương pháp điều trị.
19. Có nên dùng phương pháp thụt rửa nếu đứa con đang bú của tôi bị táo bón không?
Thụt rửa cũng có thể sử dụng được nhưng chỉ sau khi được sự đồng ý của bác sĩ. Cách tốt nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn và thức ăn của trẻ để chống táo bón.
20. Trong 3 ngày, đứa con 2 tuổi của tôi bị tiêu chảy, nhìn bề ngoài cháu vẫn khỏe mạnh. Có cần phải cho cháu đến bác sĩ không?
Nếu trẻ bị tiêu chảy 3 ngày liên tục nên cho cháu đi khám.
21. Những nguyên nhân gì có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ?
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy rất khác nhau. Thường ỉa chảy ở dạng nhẹ là do viêm dạ dày gây ra, do ăn phải thức ăn ôi thiu, kém phẩm chất hoặc đường ruột quá nhạy cảm với một loại thức ăn nào đó. Các điều kiện vệ sinh ăn uống, sức chịu đựng của cơ thể trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng chống tiêu chảy.
Tiêu chảy có thể là triệu chứng đi cùng với một số bệnh khác như cảm cúm, viêm tai giữa, các bệnh viêm da có mủ… Một số trường hợp rất khó xác định nguyên nhân.
22. Con tôi rặn rất khó khăn, phân của cháu cứng, có lẫn máu. Vì sao như vậy?
Con bạn có thể bị rạn lỗ hậu môn. Cần cho cháu đi khám bác sĩ ngoại khoa nhi để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị. Nếu chưa kịp đi khám, có thể cho cháu ngồi ngâm nước thuốc tím pha loãng trong khoảng 15-20 phút.
(còn tiếp)
LTS: “Khi có một đứa con ra đời, các bố mẹ trẻ sẽ có hàng loạt câu hỏi: Chăm sóc trẻ như thế nào? Liệu trẻ có đủ sữa không? Tại sao trẻ lại khóc?… Thật là may nếu có ai đó giàu kinh nghiệm ở bên cạnh. Nhưng nếu không có ai thì sao? Lúc đó, cuốn sách 300 câu hỏi của bố mẹ trẻ sẽ giúp ích cho bạn. Các câu hỏi và trả lời trong sách phản ánh toàn diện những quan tâm, lo lắng của bố mẹ đối với đứa trẻ từ lúc mới sinh cho đến năm 2 tuổi. Hy vọng nó sẽ giúp cho các ông bố, bà mẹ trẻ cảm thấy tự tin hơn, tránh được những lo lắng vô căn cứ trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình.
Đây là bản dịch từ cuốn sách cùng tên của các giáo sư Alferov và Marinichev, được Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2001”.

1gom