Hoãn biểu quyết quy định bỏ phiếu tín nhiệm

Điều 12 Dự thảo ghi: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình, hoặc theo kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc của ít nhất 20% tổng số đại biểu, xem xét, quyết định trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại biểu, quy định như vậy vẫn chưa cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Đăng: Nếu cho Ủy ban Thường vụ quyền xem xét kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của 20% đại biểu hoặc của các ủy ban, thì có thể vì lý do nào đó, Ủy ban không trình Quốc hội biểu quyết. Vậy thì những kiến nghị đó xem như là bỏ. Theo tôi, nên quy định là đưa thẳng ra Quốc hội xem xét chứ không qua Ủy ban Thường vụ nữa.
Bà Nguyễn Thị Lập Quốc: Trong khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, có đại biểu đã nêu ý kiến là phải làm rõ chế định bỏ phiếu tín nhiệm, thì Ban Soạn thảo trả lời là để Luật Tổ chức Quốc hội quy định cụ thể hơn. Thế nhưng tại Dự luật này, tôi vẫn chưa hiểu là phương thức nào, cơ chế nào để có được 20% đại biểu đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm. Đề nghị Ban Soạn thảo trả lời.
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân: Thứ nhất, nếu để như Dự thảo: Ủy ban Thường vụ “tự mình” trình, thì có thể đề nghị biểu quyết của các đại biểu được trình hoặc không. Tôi cho rằng cần phải làm rõ hơn. Thứ hai, Dự luật quy định 3 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm: có 20% đại biểu Quốc hội đề nghị; Ủy ban Thường vụ đề nghị; hội đồng hoặc các ủy ban của Quốc hội đề nghị. Vậy phải có tỷ lệ cụ thể ở 2 trường hợp sau. Theo tôi, tỷ lệ đó là 2/3 số ủy viên ở các bộ phận thống nhất đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
nhan131201-1348677713_480x0.jpgÔng Nguyễn Viết Xê: Điều 12 nên bỏ luôn từ “tự mình”, bởi nó không mang tính pháp lý, và như vậy thì có thể làm hoặc không làm. Về điều kiện bỏ phiếu tín nhiệm, tôi cho rằng thứ nhất là có ít nhất 2/3 thành viên Ủy ban Thường vụ đề nghị; thứ hai, có ít nhất 2/3 thành viên hội đồng hoặc ủy ban của Quốc hội đề nghị. Bởi không thể để ngang hàng Ủy ban Thường vụ với các ủy ban, hội đồng trong vấn đề này. Thứ ba, phải nâng lên 30% số đại biểu đề nghị. Bởi có ta có nhiều đại biểu kiêm nhiệm, không đủ thông tin về hoạt động của những người đảm nhiệm chức vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn. Kiến nghị của mỗi đại biểu phải bằng văn bản hoặc ít nhất là lấy chữ ký.
Tôi cảm thấy Ban Soạn thảo chưa hình dung hết những điều kiện cần có để làm tốt việc này. Điều kiện, trình tự, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm thế này quá đơn giản. Đánh giá định kỳ hay đột xuất? Có thể bỏ phiếu tín nhiệm một lúc cả 250 người được Quốc hội bầu, phê chuẩn không? Bỏ phiếu tín nhiệm với bộ trưởng khác thế nào với thủ tướng, phó thủ tướng? Cả Điều 12 và những quy định sau đó đều không trả lời được.
nhan131202-1348677713_480x0.jpgÔng Nguyễn Văn Yểu: Điều kiện bỏ phiếu tín nhiệm không nhất thiết phải có 2 ủy ban đề nghị. Bởi ủy ban này không thể hiểu rõ mảng hoạt động của bộ trưởng do ủy ban khác giám sát. Còn tỷ lệ 20%, làm thế nào các đại biểu biết. Có thể làm phiếu thăm dò trước như Đoàn thư ký tổ chức lâu nay? Hay Quốc hội cho phép đại biểu thăm dò? Dự luật chưa làm rõ. Còn về thủ tục, Ủy ban Thường vụ cần trình Quốc hội quyết định ngay khi có đủ các điều kiện luật định, chứ không thể xem xét nữa.
nhan131203-1348677713_480x0.jpgÔng Phạm Thanh Ngân: Không nên xếp Ủy ban Thường vụ ngang hàng với hội đồng, các ủy ban và 20% đại biểu Quốc hội. Bởi Ủy ban Thường vụ thay mặt Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Tôi đề nghị: Ủy ban Thường vụ quyết định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm khi thấy cần thiết, hoặc khi có ít nhất 20% đại biểu đề nghị.
nhan131204-1348677713_480x0.jpgÔng Lương Ngọc Toản: Tôi thấy cần phải thảo luận kỹ Điều 12, song Luật Tổ chức Quốc hội phải cụ thể hóa chế định này. Còn ý kiến không để hội đồng và ủy ban đề nghị bỏ phiếu là không đúng. Bởi ủy ban giám sát riêng một lĩnh vực thì nắm sát, đủ thông tin. Tuy nhiên, điều kiện 20% được hiểu thế nào, cách lấy ý kiến ra sao, tôi thấy vẫn còn lúng túng.
nhan131206-1348677714_480x0.jpgÔng Phạm Thế Duyệt: Về 3 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm, tôi thấy là được. Nên chăng Quốc hội mở rộng để các tổ chức xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động, Mặt trận Tổ quốc có thể giám sát, đề nghị bỏ phiếu đánh giá.
nhan131208-1348677714_480x0.jpgBà Phạm Thị Trân Châu: Theo tôi, đây là bỏ phiếu tín nhiệm lại, bởi đó là đánh giá những người mà Quốc hội đã cử vào chức vụ nhà nước. Không phải có kiến nghị là đủ, mà phải được Ủy ban Thường vụ xem xét có cần trình Quốc hội không.
Ông Huỳnh Đảm: Chế định bỏ phiếu tín nhiệm là theo tinh thần chứ không nên bệ nguyên từ Hiến pháp. Lúc thảo luận Hiến pháp, các vị nói rằng đây là đạo luật gốc, không nêu cụ thể. Nhưng khi xây dựng luật cụ thể (Luật Tổ chức Quốc hội), các đồng chí lại nói là việc này đã được Hiến pháp quyết rồi, không cần cụ thể nữa. Vậy là “khóa đầu – khóa đuôi”.
nhan131209-1348677714_480x0.jpgTuy nhiên, cụ thể thế nào thì phải bàn, bởi nếu không sẽ rất phức tạp. Ví dụ, người trúng cử chỉ cần có số phiếu ủng hộ quá bán, vậy đến kỳ họp tiếp theo, những người phản đối kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm những chức danh này thì sao? Ngoài ra, tiêu chí nào để đánh giá tín nhiệm, trong khi bầu thì ta có đủ: năng lực, phẩm chất, trình độ…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: Vấn đề cán bộ trung ương, chỉ có đầu mối là Bộ Chính trị: Bộ Chính trị nghe Ban Cán sự Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội rồi, mới quyết định. Đến việc bỏ phiếu tín nhiệm, đây là vấn đề khó, tích cực, hệ trọng, nhưng mới. Do đó theo tôi phải cân nhắc kỹ, và cũng không nên cầu toàn ngay. Theo tôi, nên đưa vào đầu mối là Ủy ban Thường vụ.
nhan131210-1348677714_480x0.jpgNếu Quốc hội thông qua quy định như Dự luật thì đây là Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ nhiệm vụ xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Ta phải thực hiện việc này với thái độ tích cực, chứ không thể nghi ngờ theo kiểu Tôi đề nghị, Ủy ban Thường vụ ỉm đi thì sao? Không tin nhau thì không thể làm việc gì được.
Xin Quốc hội giao việc này cho Ủy ban Thường vụ. Cứ thực hiện một vài năm, thấy tốt lại sửa luật tiếp.
Nghĩa Nhân

1gom