Hà Nội sẽ xử lý nặng chủ đầu tư găm đất, nâng giá

ff
Nhiều doanh nghiệp xin phê duyệt dự án rồi phân lô, bán đất để kiếm lời.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ ra quyết định thu hồi đất đối với những dự án đã được giao đất nhưng chậm đưa vào sử dụng. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành quy định về phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu chính đáng của chủ sở hữu. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 150 dự án phát triển nhà ở được giao đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh, với tổng diện

UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định thành lập 4 tổ công tác xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn. Trong đó, tổ 1 sẽ khắc phục và xử lý những vi phạm về quyền sử dụng đất. Tổ 2 sẽ truy thu nghĩa vụ về tài chính của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Tổ 3 có nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp quy về nhà, đất. Tổ 4 sẽ xem xét, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân từng cán bộ sai phạm.
Theo nhiệm vụ cụ thể được giao, 4 tổ công tác sẽ kiểm tra lại 1.500 ô đất đang thuê (nếu để hoang hóa, sử dụng sai mục đích thì thu hồi); tiến hành thành lập danh sách 1.116 ô đất chưa thực hiện nghĩa vụ ký hợp đồng thuê đất, truy thu dứt điểm tiền đền bù thiệt hại đất của 77 quyết định giao đất. Ngoài ra, các tổ công tác cũng sẽ truy thu hơn 113 tỷ đồng tiền thuê đất còn nợ của các tổ chức đang sử dụng đất và truy thu số tiền sử dụng đất của những tổ chức được xây nhà để bán mà đã quá hạn.

tích 197,9 ha. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở địa chính Phạm Cao Nguyên, gần một nửa trong số dự án đó, chính quyền chưa quản lý được, dẫn đến tình trạng đầu cơ nhà đất, gây thất thu thuế.
500 văn bản văn bản quy phạm pháp luật về đất vẫn chưa đủ
Nguyên nhân dẫn đến cơn sốt giá nhà, đất thời gian qua là chủ đề được quan tâm nhiều nhất tại hội thảo hôm qua. Theo giáo sư Trần Ngọc Hiên, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, chính sách hai giá về đất đai (một giá nhà nước và một giá thỏa thuận giữa hai bên mua – bán đã khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để được nhận đất theo giá nhà nước qua các dự án rồi bán lại theo giá thị trường để kiếm lời. Giáo sư Hiên khẳng định: “Đó là nguyên nhân nảy sinh hiện tượng mua đi bán lại gây cơn sốt đất giả tạo và cũng là tín hiệu của nền kinh tế bong bóng, dẫn đến khủng hoảng”.
Ông Hiên cũng đặt vấn đề: “Tại sao ở một quốc gia mà toàn bộ đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhưng có tới 70% thị trường nhà đất lại hoạt động không chính thức?”. Trước câu hỏi này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội, Tô Xuân Dân cho rằng: 500 văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đã không giúp Nhà nước kiểm soát và điều chỉnh được lĩnh vực này. Pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không cho phép mua bán, nhưng lại cho người sử dụng đất được hưởng các quyền rộng rãi như chuyển đổi, chuyển nhượng thừa kế, thế chấp, góp vốn… cùng với việc quy định giá đất dễ làm cho một số người nghĩ rằng nộp tiền sử dụng đất là đã mua đất.
Các ý kiến tại hội thảo cũng phê phán tình trạng có quá nhiều giá đất trong quản lý nhà nước hiện nay mà phần lớn chỉ được xác định dựa trên kinh nghiệm hành chính của các cơ quan công quyền. Giải pháp để thoát khỏi tình trạng này, theo Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân là phải vươn tới chính sách một giá về đất đai. Điều kiện tiên quyết để làm được việc này là phải có một thị trường bất động sản minh bạch, công khai và hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước, thay vào đó là điều chỉnh bằng thuế và tài chính như các mặt hàng khác.
(Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ)

1gom