Một thế kỷ giải Nobel Hòa bình

Afred Nobel, ông tổ của các giải Nobel cao quý.
Afred Nobel, ông tổ của các giải Nobel cao quý.

Jean Henry Dunant, người đầu tiên nhận giải Nobel Hoà bình.
Jean Henry Dunant, người đầu tiên nhận giải Nobel Hòa bình.1901: Giải được chia cho hai người: Jean Henry Dunant (1828-1910), người Thụy Sỹ, sáng lập viên của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Frédéric Passy (1822-1912), người Pháp, sáng lập viên và Chủ tịch đầu tiên của Hội hòa bình Pháp.
1902: Hai người Thụy Sỹ cùng nhận giải là Elie Ducommun (1833-1906), Thư ký danh dự của Ủy ban thường trực về hòa bình quốc tế (trụ sở tại thành phố Bern, Thụy Sĩ) và Charles Albert Gobat (1843-1914), Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), cũng có trụ sở tại thành phố Bern.
Elie Ducommun.
Elie Ducommun.1903: Sir William Randal Cremer (1838-1908), người Anh. Ông là nghị sĩ quốc hội và thư ký Liên đoàn Trọng tài Quốc tế (IAL).
1904: Viện Luật Quốc tế (Institut de Droit International) đóng trụ sở tại Gent, Bỉ. Tổ chức khoa học này ra đời năm 1873.
1905: Baroness Bertha Sophie Felicita von née Countess Kinsky von Chinic und Tettau Suttner (1843-1914), người Áo (sinh tại thành phố Prague, lúc đó thuộc Áo). Ông là nhà văn, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Hãy hạ vũ khí” (Die Waffen nieder). Ông được phong làm chủ tịch danh dự của Ủy ban thường trực về hòa bình quốc tế.
Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt.
Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt.1906: Theodore Roosevelt (1858-1919), tổng thống Mỹ, người đã vạch ra hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật năm 1905.
1907: Giải được chia sẻ giữa Ernesto Teodoro Moneta (1833-1918), người Italy, chủ tịch Liên đoàn Hòa bình Lombard (Società internazionale per la pace: Unione Lombarda); và Louis Renault (1843-1918), người Pháp, giáo sư giảng dạy môn luật quốc tế tại Đại học Sorbonne, Paris.
1908: Hai người đồng nhận giải là Klas Pontus Arnoldsonm (1844-1916), người Thụy Điển, và Fredrik Bajer (1837-1922), người Đan Mạch. Arnoldson là nhà văn kiêm nghị sĩ quốc hội, sáng lập viên của Liên đoàn Phán xử và Hòa bình Thụy Điển (Svenska freds- og skiljedomsföreningen). Bajer cũng là nghị sĩ quốc hội Đan Mạch, chủ tịch danh dự của Ủy ban thường trực về hòa bình quốc tế.
1909: Giải được chia cho hai người là Auguste Marie François Beernaert (1829-1912), cựu thủ tướng Bỉ, thành viên Tòa án Phán xử Quốc tế (Cour Internationale d’Arbitrage); và Baron De Constant de Rebecque Paul Henri Benjamin Balluet d’Estournelles de Constant (1852-1924), nghị sĩ Pháp, sáng lập viên kiêm chủ tịch Nhóm nghị sĩ Pháp về phán xử quốc tế (Groupe parlementaire de l’arbitrage international), sáng lập viên Ủy ban bảo vệ quyền lợi quốc gia và hòa giải quốc tế (Comité de défense des intérêts nationaux et de conciliation internationale).
1910: Giải được trao cho Ủy ban thường trực về hòa bình quốc tế, có trụ sở tại Bern, ra đời năm 1891.
fried-1348685406_480x0.jpg
Nhà báo Alfred Hermann Fried.1911: Hai người cùng được trao là Tobias Michael Carel Asser (1838-1913), luật sư Hà Lan, thành viên nội các, người khởi xướng Hội nghị về luật tư nhân quốc tế (Conférences de droit international privé); và Alfred Hermann Fried (1864-1921), nhà báo người Áo, sáng lập viên tờ báo về hòa bình Die Waffen Nieder (sau đổi tên là Die Friedenswarte).
1912: Không trao.
1913: Trao giải cho năm 1912 cho Elihu Root (1845-1937), cựu ngoại trưởng Mỹ, người khởi xướng một số hiệp định về vấn đề phán xử.
1913: Henri La Fontaine (1854-1943), nghị sĩ Bỉ, Chủ tịch Ủy ban thường trực về hòa bình quốc tế.
1914-1916: Không trao.
1917: Giải trao cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đóng tại Geneva. Tổ chức này được thành lập năm 1863.
1918-1919: Không trao.
1920: Trao giải năm 1919 cho Thomas Woodrow Wilson (1856-1924), tổng thống Mỹ, sáng lập viên Hội Quốc liên (League of Nations).
Léon Bourgeois.
Léon Bourgeois.1920: Léon Victor Auguste Bourgeois (1851-1925), từng nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền Pháp như: bộ trưởng Văn hóa, bộ trưởng Tư pháp, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội và chủ tịch Hội đồng của Hội Quốc liên.
1921: Giải được trao cho hai người là Karl Hjalmar Branting (1860-1925), thủ tướng Thụy Điển, đại biểu của nước này trong Hội đồng của Hội Quốc liên; và Christian Lous Lange (1869-1938), người Nauy, tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), có trụ sở tại Brussels, Bỉ.
1922: Fridtjof Nansen (1861-1930), nhà thám hiểm, nhà khoa học và người hoạt động nhân đạo tích cực của Nauy. Ông là đại biểu của nước này tại Hội Quốc liên, người khởi xướng sử dụng Hộ chiếu Nansen cho những người tị nạn.
1923-1925: Không trao.
1926: Trao giải năm 1925 cho hai người là Sir Austen Chamberlain (1863-1937), ngoại trưởng Anh, một nhà thương thuyết của Hiệp ước Locarno; và Charles Gates Dawes (1865-1951), phó tổng thống Mỹ, chủ tịch Hội đồng về bồi thường chiến tranh của các nước đồng minh. Ông cũng là người khởi xướng kế hoạch mang tên ông, Kế hoạch Dawes.
Gustav Stressmann.
Gustav Stressmann.1926: Hai người cùng nhận giải là Aristide Briand (1862-1932), Ngoại trưởng Pháp, nhà thương thuyết của Hiệp ước Locarno và Công ước Briand-Kellogg; và Gustav Stresemann, (1878-1929), cựu thủ tướng và ngoại trưởng Đức, người tham gia đàm phán Hiệp ước Locarno.
1927: Giải được trao cho hai người Ferdinand Edouard Buisson (1841-1932), giáo sư Pháp tại Đại học Sorbonne Paris, sáng lập viên kiêm chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền (Ligue des droits de l’homme); và Ludwig Quidde (1858-1941), sử gia Đức, thành viên Quốc hội Bavaria, thành viên Hội đồng Lập hiến Đức năm 1919, đại biểu tham dự nhiều hội nghị về hòa bình thế giới.
1928-1929: Không trao.
1930: Trao giải năm 1929 cho Frank Billings Kellogg, (1856-1937), cựu ngoại trưởng Mỹ, tham gia đàm phán Công ước Briand-Kellogg.
1930: Lars Olof Jonathan Söderblom, (1866-1931), Tổng giám mục Thụy Điển, thủ lĩnh của phong trào giáo hội toàn thế giới.
Jane Addams.
Jane Addams.1931: Hai người Mỹ cùng nhận giải là Jane Addams, (1860-1935), nhà xã hội học, chủ tịch Liên đoàn Quốc tế về Hòa bình và Tự do của Phụ nữ; và Nicholas Murray Bufler, (1862-1947), hiệu trưởng Đại học Columbia, người khởi xướng Công ước Briand-Kellogg.
1932-1933: Không trao.
1934: Trao giải năm 1933 cho Sir Norman Angell (Lance) (1874-1967), nhà văn Anh, thành viên Ủy ban Điều hành của Hội Quốc liên và Hội đồng Hòa bình Quốc gia Anh. Ông là tác giả của cuốn sách Ảo tưởng lớn (The Great Illusion) cùng nhiều tác phẩm khác.
1934: Arthur Henderson, (1863-1935), cựu ngoại trưởng Anh, chủ tịch Liên đoàn về Hội nghị giải trừ quân bị các nước giai đoạn 1932-1934.
1935: Không trao.
1936: Trao giải năm 1935 cho Carl von Ossietzky (1889-1938), nhà báo Đức công tác tại báo Die Weltbühne và nhiều tờ khác, một người theo chủ nghĩa hòa bình.
1936: Carlos Saavedra Lamas (1878-1959), ngoại trưởng Argentina, chủ tịch Hội Quốc liên, người đứng ra phân xử cuộc tranh chấp giữa Paraguay và Bolivia năm 1935.
1937: Tử tước Edgar Algernon Robert Gascoyne Cecil (1864-1958), nhà văn Anh, sáng lập viên kiêm chủ tịch của Tổ chức Vận động Hòa bình Quốc tế (IPC).
1938: Giải được trao cho Văn phòng Quốc tế Nansen về người tị nạn, đóng tại Geneva. Đây là một tổ chức viện trợ quốc tế do Fridtjof Nansen thành lập năm 1921.
1939-1943: Giai đoạn này, 1/3 số tiền thưởng của giải được chuyển cho Quỹ chính của Viện Nobel, còn lại giao cho Quỹ đặc biệt quản lý.
1944: Không trao.
1945: Trao giải năm 1944 cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế.
Cordell Hull.
Cordell Hull.1945: Cordell Hull (1871-1955), Cựu ngoại trưởng Mỹ, một trong những người khởi xướng thành lập Liên Hợp Quốc.
1946: Giải được chia cho hai người Mỹ là Emily Greene Balch (1867-1961), giáo sư sử học và xã hội học, Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế về Hòa bình và Tự do của Phụ nữ; và John Raleigh Mott (1865-1955), Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Truyền giáo Quốc tế, Chủ tịch Liên minh Thế giới của những tín đồ cơ đốc trẻ tuổi.
1947: Hai tổ chức cùng nhận giải là Hội đồng Giúp đỡ Những người bạn, đóng trụ sở tại London, ra đời từ năm 1647; và Ủy ban Giúp đỡ Những người bạn Mỹ (Quakers), đóng tại Washington, thành lập năm 1672.
1948: Không trao.
1949: Baron John Boyd (1880-1971), nhà vật lý, nhà dinh dưỡng học Anh, Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Quốc gia và Liên minh các tổ chức hòa bình thế giới.
1950: Ralph Bunche (1904-1971), giáo sư Mỹ tại Đại học Harvard, Cambridge và Mass, giám đốc cơ quan Ủy thác Liên Hợp Quốc, người dàn xếp hòa bình ở Palestine năm 1948.
1951: Léon Jouhaux, (1879-1954), người Pháp, chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Hội đồng châu Âu, phó chủ tịch Liên minh Quốc tế về tự do thương mại, phó chủ tịch, thành viên Hội đồng ILO và đại biểu tham dự các kỳ họp của Liên Hợp Quốc.
1952: Không trao.
1953: Trao giải năm 1952 cho Albert Schweitzer (1875-1965), nhà vật lý và truyền giáo Pháp, sáng lập viên bệnh viện Lambarene ở Gabon.
1953: George Catlett Marshall (1880-1959), tướng quân, chủ tịch Hội chữ thập đỏ Mỹ, cựu ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc phòng, đại biểu tham dự các kỳ họp của Liên Hợp Quốc, người khởi xướng Kế hoạch Marshall.
1954: Không trao.
1955: Trao giải năm 1954 cho Văn phòng của Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (đóng tại Geneva), một tổ chức viện trợ quốc tế do Liên Hợp Quốc lập ra năm 1951.
1955-1956: Không trao.
Lester Bowles Pearson.
Lester Bowles Pearson.1957: Lester Bowles Pearson (1897-1972), cựu ngoại trưởng Canada, chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1952.
1958: Georges Pire (1910-1969), thầy tu người Bỉ dòng Dominican, người đứng đầu tổ chức viện trợ cho người tị nạn mang tên L’Europe du coeur au service du monde.
1959: Philip John Noel-Baker (1889-1982), nghị sĩ Anh, người tích cực tham gia vận động cho hòa bình và hợp tác quốc tế.
1960: Không trao.
1961: Trao giải năm 1960 cho Albert John Lutuni (1898-1967), Chủ tịch phong trào giải phóng Nam Phi ANC.
1961: Dag Hjalmar Agne Carl Hammarskjöld (1905-1961), người Thụy Điển, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông được trao giải sau khi tử nạn máy bay.
1962: Không trao.
1963: Trao giải năm 1962 cho Linus Carl Pauling (1901-1994), người Mỹ công tác tại Học viện Công nghệ California. Ông là người hoạt động đặc biệt tích cực cho việc chấm dứt các vụ thử vũ khí hạt nhân.
1963: Hai tổ chức đồng nhận giải là Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Liên đoàn các hội Chữ thập đỏ.
Martin Luther King.
Martin Luther King.1964: Martin Luther King (1929-1968), lãnh đạo phong trào đấu tranh cho vấn đề nhân quyền và bình đẳng giữa người da đen và da trắng ở Mỹ.
1965: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ra đời năm 1946.
1966-1967: Không trao.
1968: René Cassin (1887-1976), người Pháp, Chủ tịch Tòa án Nhân quyền châu Âu.
1969: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đóng trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ.
1970: Norman Ernest Borlaug, người Mỹ, lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Trung tâm cải tiến lúa mì và ngô, đặt tại thành phố Mexico.
1971: Willy Brandt, (1913-1992), cựu thủ tướng CHLB Đức, ông là hiện thân của quan điểm mới về Đông Âu và Đông Đức.
1972: Không trao.
Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.
Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.1973: Hai người cùng được trao giải là Lê Đức Thọ (1911-1990), nhà ngoại giao Việt Nam, và Henry A. Kissinger (sinh năm 1923), cựu ngoại trưởng Mỹ. Hai ông đã tham gia đàm phán để tiến tới ký Hiệp định Paris năm 1973. Nhưng ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải.
1974: Giải được chia cho hai người là Sean MacBride (1904-1988), người Ireland, Chủ tịch Tổ chức Hòa bình Quốc tế đóng tại Geneva, kiêm Ủy nhiệm viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề Namibia; và Eisaku Sato (1901-1975), cựu thủ tướng Nhật Bản.
1975: Andrei Sakharov (1921-1989), nhà hoạt động về vấn đề nhân quyền của Liên Xô.
1976: Không trao.
1977: Trao giải năm 1976 cho hai người Bắc Ireland đồng sáng lập Tổ chức Những người Hòa bình là: Betty Williams (sinh năm 1943) và Mairead Corrigan (sinh năm 1944).
1977: Tổ chức Ân xá Quốc tế, đóng tại London. Đây là tổ chức có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới chuyên bảo vệ quyền của các tù nhân.
Answar al-Sadat.
Answar al-Sadat.1978: Hai người cùng nhận giải là Mohammad Anwar Al-Sadat (1918-1981), tổng thống Ai Cập, và Menachem Begin (1913-1992), thủ tướng Israel. Hai người đã cùng tham gia đàm phán hòa bình giữa Ai Cập và Israel.
1979: Mẹ Teresa (1914-1997), người Ấn Độ, đứng đầu phong trào nhân đạo của những người truyền giáo.
1980: Adolfo Perez Esquivel (sinh năm 1931), kiến trúc sư người Argentina, hoạt động tích cực cho vấn đề nhân quyền.
1981: Văn phòng Cao Ủy về Người tị nạn của Liên Hợp Quốc được trao giải.
1982: Giải được chia sẻ giữa Alva Myrdal (1902-1986), cựu thủ tướng Thụy Điển, nhà ngoại giao và đại biểu tham dự các hội nghị về giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc và Alfonso Garcia Robles (1911-1991), nhà ngoại giao Mexico, hoạt động tích cực cho vấn đề giải trừ quân bị.
1983: Lech Walesa (sinh năm 1943), chính trị gia Ba Lan, người hoạt động cho nhân quyền. Sau này ông trở thành Tổng thống Ba Lan.
Desmond Mpilo Tutu.
Desmond Mpilo Tutu.1984: Desmond Mpilo Tutu (sinh năm 1931), giám mục Nam Phi, cựu tổng thư ký của Hội đồng Nhà thờ Nam Phi.
1985: Tổ chức Thầy thuốc Quốc tế về Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân, đóng tại Boston, Mỹ, được trao giải.
1986: Elie Wiesel (sinh năm 1928), nhà văn Mỹ, nhà hoạt động nhân đạo tích cực được trao giải.
1987: Oscar Arias Sánchez (sinh năm 1941), tổng thống Costa Rica, người khởi xướng các vòng đàm phán hòa bình ở Trung Mỹ.
1988: Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhận giải.
1989: Dalai Lama thứ 14 Tenzin Gyatso, (sinh năm 1935), lãnh tụ tôn giáo và nhà hoạt động chính trị tại Tây Tạng, Trung Quốc, được nhận giải.
1990: Mikhail Sergeyevich Gorbachev (sinh năm 1931), Tổng thống Liên Xô, người được coi là nhân vật có công trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
1991: Aung San Suu Kyi (sinh năm 1945), thủ lĩnh phe đối lập ở Myanmar.
1992: Rigoberta Menchu Tum (sinh năm 1959), nhà hoạt động cho nhân quyền của Guatemala, đấu tranh cho những người dân tộc thiểu số.
Nelson Mandela.
Nelson Mandela.1993: Hai chính khách Nam Phi cùng nhận giải là Nelson Madela (sinh năm 1918), Thủ lĩnh tổ chức ANC và Frederik Willem de Klerk (sinh năm 1936), Tổng thống Nam Phi.
1994: Ba chính khách có công trong tiến trình hòa bình ở Trung Đông cùng chia nhau giải là: Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat (sinh năm 1929); Ngoại trưởng Israel Shimon Peres (sinh năm 1923), và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin (1922-1995).
1995: Joseph Rofblat (sinh năm 1908), người Anh và Hội nghị Pugwash về Khoa học và các vấn đề Thế giới cùng nhận giải, vì những đóng góp trong việc giảm bớt vai trò của vũ khí hạt nhân trong nền chính trị quốc tế.
Carlos Filipe Ximenes.
Carlos Filipe Ximenes.1996: Hai người Đông Timor cùng được trao giải là Carlos Filipe Ximenes Belo (sinh năm 1948) và José Ramos-Horta (sinh năm 1949) vì những cống hiến của họ cho một giải pháp hòa bình trong cuộc xung đột ở Đông Timor.
1997: Tổ chức Quốc tế vận động cấm sử dụng mìn sát thương (ICBL) và Jody Williams (sinh năm 1950), một người Mỹ, cùng được nhận giải.
1998: Giải được trao cho 2 người Bắc Ireland là John Hume (sinh năm 1937) và David Trimble (sinh năm 1944) vì những đóng góp của họ trong việc tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Bắc Ireland.
1999: Tổ chức Thầy thuốc không biên giới được nhận giải do những đóng góp trong vấn đề nhân đạo.
2000: Tổng thống Hàn Quốc Kim Tê Chung (sinh năm 1925) được nhận giải vì công lao của ông trong vấn đề dân chủ, nhân quyền ở nước mình và khu vực Đông Á nói chung, đặc biệt là quan điểm hòa giải với CHDCND Triều Tiên.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan.2001: Giải được trao cho Liên Hợp Quốc (UN) và Tổng thư ký của tổ chức này, ông Kofi Annan (sinh năm 1938), người Ghana, do những đóng góp cho hòa bình thế giới.
2002: Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter (sinh năm 1924), được trao giải nhờ “hàng thập kỷ nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, đẩy mạnh dân chủ và nhân quyền, thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội”.
Đình Chính (theo Norwegian Nobel Institute)

1gom