Hồng Kim Nhung và ý tưởng đưa hoa bột vào tranh

Tác phẩm
Tác phẩm Sự sống của Hồng Kim Nhung.

– Chị nhận xét thế nào về nghệ thuật làm hoa bột?
– Nó không khó bởi vì những ai biết nữ công gia chánh đều có thể làm được. Kỹ thuật làm hoa bột cũng đơn giản, hơn nhau chỉ ở chỗ pha màu, dùng sơn dầu. Hoa bột có hồn, có chỗ đậm nhạt, khi mình pha màu thì đó là cả một nghệ thuật.
– Chất liệu chính ở trong tranh của chị là gì?
– Tôi dùng bột đắp, vải gai, vải màn, sơn dầu tạo ra những tương quan khác nhau về bố cục, màu sắc, ánh sáng và cảm giác bề mặt. Những gì thô sơ trong cuộc sống thường gặp thì đưa vào tranh. Những cái đơn sơ nhất lại làm tôi chú ý nhất. Tuy nhiên các vật liệu, tôi vẫn phải nhập từ Nhật Bản nên khá đắt đỏ.
– Chị có ý định phát triển nghệ thuật làm hoa bột ở trong nước?
– Nếu tìm được vật liệu từ trong nước, tôi sẽ viết sách và mở lớp dạy làm hoa bột. Kỹ thuật của Nhật Bản rất cao, nếu có vật liệu từ trong nước thì ta cũng không bằng họ được nhưng khắc phục được giá thành để tác phẩm có thể đến tay những người có thu nhập trung bình chứ không phải chỉ có tầng lớp thượng lưu.
– Chị có thể kể đôi chút về gia đình?
– Chồng tôi là một lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản những năm 1970. Sau khi học xong, anh ấy ở lại luôn và làm việc cho một công ty tư vấn về kinh doanh và đầu tư của Nhật vào Việt Nam. Công việc nhà và chăm sóc 3 đứa con đều do tôi quán xuyến hết. Khi ông xã có kế hoạch lập công ty riêng ở Hà Nội, chúng tôi quyết định hồi hương sau 15 năm xa quê.
– Từ khi về nước, chị đã có bao nhiêu cuộc triển lãm?
– Sống ở quê hương, tôi sáng tác được nhiều hơn, tôi đã có 2 cuộc trưng bày ở Hà Nội và được người xem đánh giá khá tốt. Thiên nhiên, cây cỏ, rồi những người bạn ít ỏi ở thành phố này đem lại cho tôi nhiều cảm hứng để vẽ. Tôi nặn hoa rồi làm tranh để đầy trong phòng, ngoài hành lang. Tôi không giấu rằng đã có lần ngồi thần ra và nghĩ: Mình cứ làm cả đống tranh thế này để làm gì?
(Theo Tiền Phong, Thể Thao Văn Hóa)

1gom