Làm nền và trần cho mỗi căn phòng (phần 2)

d
Phòng ăn rộng.

Ở phòng ăn trong các ngôi nhà lớn, ngoài bàn ăn thường nhật, có thể biến nó thành phòng tiệc. Có thể làm điểm nhấn bằng đèn thả ngay phía trên bàn gây sự thân thiện. Trọng tâm thường thiết kế cao nhưng cũng có thể hạ thấp bằng các độ cao/thấp của trần, nền hay đèn trang trí. Nếu phòng rộng, nên lát nền màu đậm có chi tiết, trần màu sáng có trang trí.

f
Phòng ăn ở khu vực hẹp.

Còn trong khu vực hạn hẹp, hãy tạo không gian giản dị và cởi mở bằng những màu hòa nhã, tươi tắn, tránh gây cảm giác mạnh vì nơi đây cần sự thư giãn. Nền có thể phối hợp nhiều sắc diện nhưng không quá tương phản. Trần làm sinh động, tạo giật cấp hay khoét ô để bố trí đèn. 
Nếu phòng vào loại trung bình, có thể kết hợp thêm quầy rượu, tạo tính chất sinh hoạt chung và đa dụng. Không gian bàn ăn thường cho liên thông với bếp nhưng không làm cửa hay vách chắn rạch ròi mà nên phân định có tính ước lệ.

g
Phòng ngủ trẻ em.

Đối với phòng ngủ, nên thiết kế theo cá tính, sở thích riêng cho từng lứa tuổi. Phòng cho trẻ em chọn màu tươi sáng, vui nhộn, trần không quá cao. Nền nên thiết kế đơn giản để trẻ có thể dễ leo lên giường, đồng thời tránh những mối nguy hiểm.
Phòng cho trung niên thì chọn màu khỏe cho nam, nữ màu ấm nồng. Trần và nền không nhiều chi tiết, chỉ giản đơn để tạo cảm giác dễ chịu, nghỉ ngơi. Độ cao/thấp phòng ngủ vừa phải, có thể trải thảm hay sử dụng gạch gốm, gạch thô…
Phòng cho người lớn tuổi thì cần cách âm tốt và ấm cúng. Nền không quá trơn hay quá nhám, nên trải thảm. Trần thấp, phẳng và sáng. Sắc màu chung trầm hay xanh tươi, có thể có những mặt kính hướng về tiểu cảnh.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

1gom