Gadhafi tiếc vì Reagan chết mà chưa hầu toà

Nhà lãnh đạo Lybia Moammar Gadhafi.
Nhà lãnh đạo Lybia Moammar Gadhafi.

Ngày 15/4/1986, Ronald Reagan đã ra lệnh không kích và giết hại con gái nuôi của Gadhafi và 36 người khác. Vụ tấn công nhằm đáp trả vụ đánh bom một sàn nhảy ở Berlin được cho là do Gadhafi đứng sau làm 2 lính Mỹ và một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và 229 người bị thương.
“Tôi vô cùng tiếc vì Reagan đã chết trước khi đối mặt với công lý bởi tội ác mà ông ta đã gây ra với trẻ em Libya”, Gadhafi nói.
Mỹ đã cáo buộc Libya hậu thuẫn khủng bố và áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với nước này năm 1986. Nhưng quan hệ song phương đã ấm lên sau khi Gadhafi đồng ý giải giáp vũ khí sinh hoá và nguyên tử hồi tháng 12/2003.
Không chỉ có Gadhafi gợi lại quãng thời gian Reagan nắm quyền là thời ký đen tối đối với thế giới Ảrập. Tổng thống Libăng bày tỏ sự tiếc thương nhưng Bộ trưởng Văn hoá Ghazi Aridi nói rằng những năm cầm quyền của Reagan đã đánh dấu sự bắt đầu của một “kỷ nguyên đen tối” trong chính sách Trung Đông của Mỹ và nó còn tiếp tục đến ngày nay. Aridi nói rằng Reagan đã ủng hộ Israel tấn công Libăng năm 1982 (cuộc chiến này kết thúc năm 2000) và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld cũng phục vụ dưới thời Reagan và làm phái viên Trung Đông. “Rumsfeld là thành viên trong chính quyền Reagan và điều đó có nghĩa là chính sách của ông ta vẫn tiếp tục”, Aridi nói.
Quan hệ Mỹ – Syria cũng căng thẳng trong nhiều thập kỷ. Haitham al-Kilani – cựu đại sứ Syria tại Mỹ – nói: “Reagan đóng vai trò trong cuộc xung đột Arập – Israel và đặc biệt với Syria. Ông ta là nạn nhân của cánh hữu Israel, những kẻ đã và đang chi phối Nhà Trắng”.
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo Trung Đông nhớ đến Reagan như một người bạn.
Tổng thống Libăng Emile Lahoud viết thư chia buồn gửi đến Tổng thống Mỹ Bush và nói rằng ông rất đau buồn trước tin Reagan qua đời.
 Ngọc Sơn (theo Reuters)
 

1gom