Dấu hiệu bất ổn trong LĐ bóng chuyền Việt Nam

Ngày 9/12 Phó tổng thư ký Liên đo àn Bóng chuyền Việt Nam (L ĐBCVN) Trần Văn Nghĩa đ ã có bản kiến nghị dài 7 trang gửi đến Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT Việt Nam H à Quang Dự và Chủ tịch L ĐBCVN Nguyễn Xuân Hiển. Báo Thanh niên xin nêu một số ý chính và phản hồi của Tổng thư ký L ĐBCVN H à Mạnh Thư.
– Các khoản thu chi chưa rõ ràng
Trong suốt năm 2000, LĐBC Việt Nam chưa bao giờ có một buổi họp và làm việc chung với nhau để kiểm tra và có những chỉ đạo sâu sát tình hình hoạt động của LĐBCVN; báo cáo định kỳ từng quý, hoặc 6 tháng để góp ý không có. Do không có ai kiểm tra cụ thể nên báo cáo tài chính 10 tháng đầu năm 2000 đưa ra trong kỳ họp thường niên đầu tháng 12 rất chung chung, có nhiều khoản gây thắc mắc. Tất cả những thành viên trong LĐBCVN đều phục vụ tự nguyện, không ăn lương (chỉ thuê một thư ký cho LĐ) nhưng khoản chi tiền lương đến gần 29 triệu đồng (như vậy có còn phải trả thêm cho ai nữa không?); bưu điện phí gần 25 triệu đồng, chi văn phòng 18 triệu đồng; tiền tài trợ của Mikasa thuộc giải đội mạnh 1999 chỉ có 70 triệu đồng trong khi phải chi phí môi giới tài trợ và quảng cáo lên đến gần 44 triệu đồng. Cho dù con số không quá lớn như hoạt động bóng đá nhưng cũng cần phải có kiểm toán để rõ ràng.
– Bưng bít thông tin
Dù đã phân công ông Nguyễn Văn Bên và ông Trần Văn Nghĩa đặc trách phía Nam, ông Phạm Hồng Nam phụ trách khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhưng các hoạt động của LĐ liên quan đến khu vực này lại không được bàn bạc. Ông Bên và ông Nghĩa phụ trách công tác tiếp thị nhưng cũng không hề được trao đổi ý kiến về công tác tiếp thị hay thương lượng với các đối tác nên mới bị hãng Mikasa ký một hợp đồng với giá rẻ mạt là 10.000USD (và mất trắng 1.500USD cho người môi giới).
– Điều hành hoạt động không hợp lý
Thiếu thông tin cho các thành viên trong BCH và giới truyền thông, phải chăng là một sự tính toán để cho một số thành viên chủ chốt của LĐBCVN tự ý quyết định những việc như : điều động trọng tài thiên lệch, thay đổi địa điểm thi đấu xuống hạng để có lợi cho một số đội. Một số thành viên trong BTC giải và trọng tài thường xuyên tham gia đánh bạc, không quán xuyến được việc điều hành giải, dẫn đến nhiều quyết định không sáng suốt như việc tăng số lượng đôi hạng nhất từ 10 lên 12 đội. Theo ông Trần Văn Nghĩa, với cách làm việc thiếu khoa học và thiên lệch như vậy, cần thiết phải sớm tổ chức đại hội để bầu lại một BCH LĐBC mới, trẻ trung hơn, năng động hơn hơn cho SEAGAMES 2003. Ông Nghĩa còn kiến nghị thành lập Hội đồng trọng tài quốc gia (vì việc điều động trọng tài thông qua tiểu ban thi đấu trong thời gian qua đã gây nhiều tai tiếng không tốt), xây dựng lại hệ thống thi đấu với số lượng đội mạnh vừa phải và nhất là cần phải có sự phân công chặt chẽ và công khai bàn bạc cụ thể với từng tiểu ban chức năng, tránh bưng bít thông tin như hiện nay.
Sau khi bản kiến nghị trên được đưa ra, ông Tổng thư ký LĐBCVN Hà Mạnh Thư đã có phản hồi, nội dung cụ thể bao gồm :”Do bận việc nên tôi và anh Nguyễn Xuân Hiển – Chủ tịch LĐBCVN đã không có mặt trong buổi họp thường niên của LĐBCVN hồi đầu tháng. Tôi rất đau đầu trước việc một số thành viên đã cãi vã căng thẳng trong cuộc họp đó. Giá như mọi người biết kiềm chế, giữ bình tĩnh thì đã chẳng có chuyện đáng tiếc xảy ra. Thực ra đây cũng chỉ là những mâu thuẫn cá nhân xuất phát từ công việc. Trên thực tế, tôi đã khẳng định là không có sự mất đoàn kết , chia bè phái trong nội bộ LĐ. Hơn nữa, hoàn toàn không hề có chuyện mờ ám về tiền nong hay rút tiền tài trợ, công quỹ để làm của riêng. Chúng tôi rất đàng hoàng về tài chính . Ủy ban TDTT luôn giám sát rất chặt chẽ vấn đề này và hàng tháng LĐBC phải báo cáo lên tài vụ của Ủy ban. Nếu ai đó nghi ngờ, tôi sẵn sàng kiểm tra. Và lại càng không có chuyện thành viên của LĐ lấy tiền Nhà nước đi đánh bạc, chẳng qua là ở các giải đấu, do ban ngày khá rỗi rãi nên anh em rủ nhau chơi vui để giết thời gian thôi. Cũng làm gì có chuyện bưng bít thông tin ở Văn phòng thường trực. LĐBCVN cũng không hề bất công khi bố trí trọng tài ở các giải đội mạnh mà luôn cố gắng phân công sao cho hợp lý nhất. Chỉ có trọng tài cấp quốc tế, quốc gia mới được tham gia làm nhiệm vụ còn trọng tài cấp 1, xin miễn”. Lan Phương (Thanh Niên) ghi.
Nhựt Quang PV báo Thanh Niên ngày12/12

1gom