Basra chuẩn bị cho cuộc chiến

bfhg
Quân tình nguyện Iraq diễu hành tại Basra.

Tuy nhiên nếu điều đó là sự thực, những chiếc xe tăng kia phải hướng ngược lại, trở về Basra, thành phố đông dân nhất ở miền nam Iraq.
Basra chỉ cách Kuwait một giờ lái xe. Nếu Mỹ gây chiến với Iraq, quân đội của họ chắc chắn sẽ chiếm lấy Basra trước khi tiến lên phía bắc nhằm hướng Baghdad. Tiếp đó, Mỹ phải duy trì sự hiện diện ở thành phố đông dân này, đề phòng sự nổi loạn của người Shiite. Và nếu những câu chuyện về chiến lược tiêu thổ của ông Saddam Husein thành hiện thực, Basra với những giếng dầu đầy ắp, sẽ biến thành một cái bẫy chết người về môi trường. “Chúng tôi sắp đối mặt với thảm họa”, bác sĩ ngoại khoa Akram Hamoodi, giám đốc bệnh viện Saddam lớn nhất thành phố, nói. “Chúng tôi làm hết sức để chuẩn bị đối phó, và cầu nguyện thật nhiều”.
Lịch sử lặp lại với Basra. Với vị trí chiến lược bên bờ sông Shatt al Arab – đường giao thông thuỷ nhộn nhịp nhất Trung Đông, thành phố này luôn là miếng mồi ngon của những kẻ tham lam – từ người Persian, Thổ Nhĩ Kỳ tới Anh quốc – trong hơn 600 năm qua. Basra từng bị nã pháo ác liệt trong cuộc chiến Iraq – Iran hồi thập kỷ 80. Trong cuộc chiến vùng Vịnh, liên quân đã kiểm soát toàn bộ đường ra vào thành phố.

hgfh
Bên bờ sông Shatt al Arab, một người dân Basra nhìn chiếc tàu chở dầu bị quân đội Mỹ phá hỏng năm 1991.

Basra đang gồng lên để chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Bệnh viện cấp tốc xây dựng ngân hàng máu, dự tính cung cấp ít nhất 50 lít máu mỗi ngày, so với nhu cầu thông thường là 10 lít. “Điều có lợi duy nhất của cuộc chiến với Iran là nó đã biến chúng tôi thành những chuyên gia trong các tình huống như thế này”, bác sĩ Hamoodi nói.
Những tuần gần đây, chính phủ đã tăng gấp đôi khẩu phần cấp cho người dân để dự trữ cho khả năng chiến sự. Nhớ lại những khó khăn hồi năm 1991, nhiều người Basra hiện xếp hàng rồng rắn chờ mua xăng và gas. Ai cũng hiểu rằng các trạm cung cấp nhiên liệu là mục tiêu đầu tiên mỗi khi Mỹ ném bom. Hiện những điểm đông đúc nhất trong thành phố này là nơi bán dầu lửa, người dân mang đủ các thứ có thể đựng được – từ chai nước ngọt đến két sắt – ra chứa dầu hoả.
Có một điều mà người Basra không làm: tản cư. Bởi người ta có thể đi đâu được? Hồi chiến tranh với Iran, các ông bố bà mẹ đưa con cái lên miền bắc, tránh xa chiến sự. Nhưng giờ thì khắp đất nước đâu đâu cũng có thể phải hứng bom của Mỹ.
Tuy nhiên, cũng có những người không thèm tích trữ nhu yếu phẩm. “Bush có đủ tên lửa để phá tan từng ngôi nhà ở Basra”, một người dân địa phương nói. “Việc gì phải chất đống lương thực trong nhà khi mà chẳng mấy nữa chúng tôi sẽ chết?”.
T. Huyền (Theo Time)

1gom