Tuấn đừng phân tâm mà nên tự động viên mình

From: dung doanTo: [email protected] Sent: Sunday, January 19, 2003 2:06 AM Subject: Toi nen lam sao day?
Thân gởi anh Tuấn,
Thấy tâm trạng hoang mang của anh nên tôi viết vài dòng khích lệ về thể chất cũng như tâm linh, mong giúp ít nhiều giữa lúc mệt mỏi và khó khăn trên bước đường đời. Câu nói “cuộc sống là một cuộc chạy đua” có thể không được áp dụng cho nhiều người, nhưng trong gian đoạn tình cảnh hiện tại của anh thì rất đích xác. Trên thực tế mọi người thông thường rất hăng say trong những giây phút ban đầu, nhưng những giây phút cuối cùng là những giây phút quyết định mệnh hệ của cuộc đua. Anh đã vui khởi đầu chạy được một quãng đường rất dài và đầy chông gai thử thách, và giây phút cuối cùng là giây phút rất quan trọng, anh nên tập trung hết sức lực mình cho đoạn đường cuối cùng. Đừng để những cảm giác cô đơn buồn tủi làm mủi lòng chiến sĩ, bỏ cuộc mà sau này phải hối tiếc, oán thân trách phận.
Hãy nói với chính mình như là một người vận động viên đang thi đấu hoặc một chiến sĩ đang xông pha trận tuyến rằng phải hoàn tất, phải chiếm lấy được mảnh bằng đại học ấy, và đừng bao giờ để sự do dự lẫn vào mà phân tâm. Vì khi bị phân tâm thì anh sẽ không làm điều gì trọn vẹn và tốt đẹp được. Bây giờ không phải là lúc nghĩ đến ở nơi hậu phương, hãy đặt mình vào nơi chiến tuyến và với toàn sức toàn lực chú tâm vào năm cuối này. Vì khi làm như thế thì anh sẽ không thẹn với lòng, và sau này nếu có đạt được tấm bằng đại học hay không, thì anh đã dốc toàn tâm toàn lực rồi. Hãy tự khích lệ an ủi chính mình: tuy ngành này khó, nhưng chỉ còn một năm nữa thôi…
Ngoài ra, anh nên dành ít thời gian khoảng 2-3 tiếng trong tuần cho sự vận động thể thao như chạy bộ, bơi lội, tennis… Sự vận động có thể lấy đi “stress” nặng nề, mệt mỏi, chán nản, đồng thời làm cho cơ thể lành mạnh và sảng khoái hơn để tập trung tiếp tục trong công việc học và làm. Theo ý của số nhiều người, anh có thể tìm một người bạn thân để lấy đi sự cô đơn cũng như khoảng trống của tâm thần mình. Điều này cần thiết, nhưng đôi lúc sự cô đơn vẫn còn đó khi chúng ta có ở xung quanh những người thân cùng người yêu dấu của mình. Thiết nghĩ cô đơn là chi mà cứ lẫn quẩn như hình với bóng bên cạnh chúng ta.
Là một người lãnh đạo tinh thần, tôi được biết cô đơn như là một người bạn rất gần gũi mà tạo hoá ban cho loài người với mục đích hướng dẫn chúng ta đến với Ngài. Ngày mà chúng ta tìm đến với tạo hoá mình thì lúc ấy chúng ta sẽ đón chào sự cô đơn như là một phần quan trọng trong đời sống chúng ta. Có những lúc con người bất lực trong hoàn cảnh mình, không ai có thể giúp đỡ mình cả thì chúng ta sẽ làm gì? Người Việt chúng ta kêu trời trong lúc lâm nguy khốn khó và cầu xin giúp đỡ: “Trời ơi khổ quá”, “Trời ơi đau quá”, “Trời ơi khó quá”, “Trời ơi giúp con với”… Không chỉ người Việt mà còn có người dân tộc trên các vùng cao nguyên: Giàng ơi, Dzời ơi, Mèn đé ơi…, cho đến xứ sở nền khoa học tân tiến nhất cũng có câu “Oh my God”. Chỉ có đấng tạo nên mình mới cho thể lắp đầy khoảng không vô hình trong đời sống con người.
Anh có thể đến với đấng tạo hoá mình là Đức Chúa Trời mà xin thêm sức trong lúc khó khăn, tâm sự với Ngài những gì mà mình không thể nói với những người khác được. Có khi nào anh nghĩ mình sẽ làm điều đó chăng? Có phải đây là mê tín dị đoan chăng? Biết bao trăm triệu người đã kêu cầu và được sự giúp đỡ từ nơi Đức Chúa Trời trong đó có cả những khoa học gia nỗi tiếng như Albert Einstein, Isac Newton, Charless Dickens, Victor Hugo… Họ là những người cho rằng đấng sáng tạo hiện hữu và Ngài có thể giúp đỡ họ đối diện với mọi khó khăn cuộc sống.
Với những chia sẻ trên, mong anh có thể sớm tìm lại thăng bằng trong đời sống, có năng lực mới hướng về tương lai với hy vọng ngập tràn. Nguyện Chúa Jesue ở cạnh bên, nâng đỡ và giúp anh trong vượt qua khó khăn, hoàn tất cuộc đua này với kết quả tốt đẹp.
Mục sư Đoàn Văn Dũng

1gom