Nghệ thuật của pháp y (phần IV)

d
Ảnh dựng về một tên tội phạm.

Taylor nói: “Công việc của nhà khoa học pháp y rất phức tạp và dễ bị người ngoài coi thường, đặc biệt là việc vẽ lại chân dung của kẻ tình nghi. Việc phỏng vấn nạn nhân trong một sự kiện bi thảm và dựng lại được phần trí nhớ cùng với ấn tượng của họ là vô cùng khó khăn. Phải hết sức thận trọng khi làm điều đó. Thường thì trí nhớ của nhân chứng ghi lại các khuôn mặt cùng với những tình cảm của họ lúc chứng kiến sự kiện. Công việc của các nhà pháp y là phải lần ngược quá trình mã hoá những cảm xúc ấy để tìm ra nhân dạng chính xác của kẻ tình nghi”.

composite-drawing-that-1348590468_480x0.
Ảnh thật của kẻ tội phạm ngoài đời.

Thoạt đầu Taylor tập hợp thông tin bởi cô muốn biết chính xác vai trò của người đó trong vụ án (là nhân chứng hay nạn nhân). Kèm theo là mức độ của những xúc cảm mà họ phải gánh chịu khi chứng kiến vụ án. Taylor cũng tìm hiểu xem kẻ tình nghi có cùng nhóm chủng tộc với người làm chứng hay không, vì đó là căn cứ để biết mức độ chính xác trong miêu tả của họ về đối tượng. Ngoài ra, cũng cần hiểu liệu người làm chứng có nhận thức được đầy đủ về công việc làm chứng của mình. Nói tóm lại, mỗi cuộc phỏng vấn nhân chứng của một vụ án đều gắn liền với nó một hoàn cảnh cụ thể. Taylor phải cẩn thận cân nhắc loại câu hỏi sẽ đưa ra cho các nhân chứng để họ có được sự cân đối trong miêu tả và cảm nhận.
Đầu tiên, để các nhân chứng miêu tả câu chuyện theo cách riêng của họ, cô đưa ra những câu hỏi về nhận thức. Sau đó, cô đi sâu vào những câu hỏi đã được chọn lọc kỹ để lấy thêm thông tin phụ. Chẳng hạn như:
– Nhân chứng đã nhìn thấy kẻ tình nghi trong bao lâu ?
– Nhân chứng đã nhìn thấy kẻ tình nghi cách đây bao lâu?
– Điều kiện của ánh sáng mặt trời lúc đó như thế nào?
– Nhân chứng cách kẻ tình nghi hay nơi xảy ra sự việc bao xa?
– Có vật gì cản trở trong góc nhìn của nhân chứng?
Từ những câu hỏi trên, Taylor từng bước xây dựng chân dung của kẻ tình nghi.
Dù có nhiều phần mềm giúp Taylor làm những công việc như nêu ở trên, cô không tin rằng chúng có thể hoạt động tốt ngang với khả năng cảm nhận của con người. Cô nói: “Các phần mềm máy tính được tạo ra để phác họa chính xác một đôi mắt, mũi hay miệng dựa vào các chi tiết tỉ mỉ. Nhưng một người bình thường không ghi nhớ các đặc điểm cụ thể theo kiểu như vậy. Họ chỉ nhớ các chi tiết đó theo từng hoàn cảnh, và thường là họ bỏ qua phần tương quan giữa các bộ phận trên khuôn mặt. Tôi biết có những vụ trong đó cảnh sát dùng tới các chương trình máy tính kỹ thuật cao với rất nhiều lựa chọn. Chính vì có nhiều lựa chọn như vậy mà người làm chứng bị nhầm lẫn, vì rằng không mấy người trong số họ có kiến thức về nhân diện học và sự sắp xếp của cả khuôn mặt. Tôi cho rằng, quan trọng hơn cả là cái “vẻ” mà khuôn mặt kẻ tình nghi tạo ra trong cảm giác của những người làm chứng. Chúng ta phải hỏi đúng câu hỏi với đúng liều lượng cần thiết”.
Và chẳng bao lâu sau đó, Taylor phải đảm nhiệm một công việc mới: vẽ chân dung của những xác chết.
Cảnh sát yêu cầu cô phác thảo chân dung của những người đã chết từ những ảnh chụp thi thể của họ. Để làm được việc ấy, Taylor cho biết: “Tôi phải đọc rất nhiều sách chuyên ngành pháp y, nói chuyện với nhiều nhà nhân chủng học để hiểu rõ những biến dạng xảy ra trên xương mặt người sau khi chết. Thi thể thường được tìm ra trong những tình trạng khác nhau, ngay sau khi họ bị giết hay khi toàn bộ thân người đã phân huỷ, chỉ còn lại xương. Tình trạng của xác chết phụ thuộc vào quãng thời gian giữa lúc xảy ra án mạng cho đến lúc xác của họ được phát hiện và điều kiện thời tiết của nơi đó. Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác cần phải tính đến, chẳng hạn như hoạt động của các loại sâu bọ và động vật. Các nhà điều tra pháp y phải thường xuyên chú ý tới các ảnh chụp”.
Trong một số trường hợp dưới đây các nhà hình sự pháp y phải sử dụng tranh vẽ:
– Đối tượng tự tử và bị giết.
– Đối tượng bị giết trong những tình huống khủng khiếp và làm biến dạng khuôn mặt.
– Đối tượng bị chết đuối hay bị tai nạn thuyền bè, xác bị ngâm lâu dưới nước.
Trong nhiều trường hợp, vì các bức ảnh chụp xác chết chưa đủ nên cảnh sát thường dùng các bức phác thảo mặt của người chết khi còn sống để tìm ra các thông tin về đối tượng. Một người bình thường sẽ nhận ra đặc điểm của người mình quen tốt hơn thông qua bức phác hoạ. Ngoài ra, từ xác chết, cảnh sát còn có thể phát hiện ra những thông tin khác về người đã chết như đặc điểm trên cơ thể, tình hình bệnh lý hay đặc điểm của răng.
Kỳ trước
Xuân Tùng dịch
Còn nữa

1gom