Ngoài mặt trăng, trái đất còn có thêm vệ tinh?

f
Mặt trăng – vệ tinh không có đối thủ của trái đất.

Sự thật là thế này. Sau nhiều năm quan sát, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai đám mây lớn ở thể khí cũng quay quanh trái đất trên cùng quỹ đạo với mặt trăng. Một khối khí ở phía trước và một khối ở phía sau mặt trăng 60 độ trên quỹ đạo. Khoảng cách giữa chúng với mặt trăng đều là 40 vạn kilomet. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra hai khối khí này vào tháng 10/1956. Đến ngày 6/3/1960 và ngày 6/4/1960 các nhà thiên văn đã chụp được hình ảnh cả hai khối mây thể khí đó. Cuối cùng, vào tháng 9/1961, người ta đã chính thức chứng minh được sự tồn tại và xác định được cấu tạo của chúng.
Người ta có thể quan sát hai đám mây khí này vào những đêm không trăng. Khi đó chúng ta sẽ thấy chúng nằm ở vị trí ngược hướng với mặt trời. Chúng phản xạ ánh sáng mặt trời không được rõ lắm, thậm chí ánh quang của hệ ngân hà cũng át chúng đi. Vì quan trắc khó như vậy, nên người ta khó thấy chúng bằng mắt thường.
Hai khối khí này thực ra có thể được xem như những thiên thể, bởi thực tế, trong vũ trụ có rất nhiều vật thể tồn tại ở thể khí (ví dụ mặt trời là một quả cầu lửa thể khí khổng lồ). Tuy nhiên hiện nay, khoa học vẫn chỉ xếp mặt trăng là vệ tinh duy nhất của trái đất.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

1gom