Vở cũ, “khai sinh” mới

Vở
Vở “Con ai” trên sân khấu kịch Phú Nhuận tức “Cái bếp lò” của sân khấu Hoà Bình (1997).

Đặc biệt, mảng cải lương với vô số kịch bản mang đủ thứ tên, nhưng cũng bắt nguồn từ Máu nhuộm sân chùa, Tâm sự loài chim biển, Mạnh Lệ Quân…
Việc đổi tên tạo một cảm giác xôm tụ, mới mẻ cho không khí sân khấu. Dù sao người ta vẫn thấy kịch mục ở vài sàn diễn có vẻ đầy đặn thêm. Nhưng liệu khán giả khi mua vé vào xem, gặp lại cố nhân có ngỡ ngàng, hoặc tức tối vì bị hớ? Ông bầu Phước Sang cho biết: “Chúng tôi chưa từng gặp trường hợp nào bị khán giả trách mắng. Thật ra, khi dàn dựng lại, đã hình thành lực lượng diễn viên khác trước, người xem vẫn thích. Một tác phẩm mà có nhiều thế hệ diễn viên lần lượt thể hiện, khán giả có dịp so sánh cũng thú vị lắm chứ”. Tác giả Minh Hoàng nói: “Thành phố có cả mấy triệu dân thì một kịch bản đã ra mắt ở Nhà hát Hoà Bình vẫn là mới ở khu vực Phú Nhuận, ít có trường hợp người xem trùng lặp”. Có nghĩa là an tâm làm khai sinh mới cho vở diễn, không sợ bị khán giả phản đối.
Tác giả Minh Hoàng cho biết: “Nói thật, tựa đề Con ai mới đúng là tên gốc. Nhưng hồi đó làm cho Nhà hát Hoà Bình đúng dịp Tết nên người ta đề nghị tôi đổi thành Cái bếp lò, với ý nghĩa là ngày Tết cần sự ấm áp gia đình mà cái bếp là một biểu tượng. Bây giờ đổi lại tên gốc, vậy thôi”. Ông bầu Phước Sang cho biết: “Mỗi đạo diễn khi dựng vở đều có hướng cảm nhận riêng, nên họ đổi tựa đề để toát lên cảm nhận đó, chủ đề tư tưởng đó. Ví dụ, Ai điên ban đầu muốn nhấn mạnh đến kết quả từ lòng tham lam vật chất, nhưng khi đổi lại Vàng ơi là vàng ý muốn nhấn mạnh nguyên nhân. Thật ra, tựa đề mới cũ, không quan trọng lắm mà quan trọng là cách dựng có mới, thuyết phục hơn không”.
Phước Sang cho biết thêm: “Việc thay đổi này không nằm trong ý đồ kinh doanh của ông bầu mà đa số là do quyết định của đạo diễn. Tuy nhiên, nếu đúng dịp quan trọng thì tôi cũng tham gia ý kiến. Chẳng hạn, ngay dịp Tết mà đặt tựa có chữ vàng nghe hên, chắc chắn bán được vé. Tâm lý khán giả mình vậy đó, phải nắm bắt chứ. Còn những tựa đề thuộc hàng hiệu rồi thì kinh doanh không dại gì thay đổi, ví dụ Lôi Vũ, Lá sầu riêng”. Và khi đổi tựa cũng phải xin phép tác giả đàng hoàng, nói rõ ý đồ của sân khấu, dĩ nhiên không được đi quá xa với ý đồ của tác giả thì họ mới chấp thuận.
Còn mảng cải lương, chuyển đổi tựa đổi tên chỉ xảy ra ở các đoàn tư nhân tại các tỉnh. Anh Nguyễn Văn Giỏi, Trưởng đoàn Sài Gòn 1, cho biết: “Đoàn tôi bị ăn cắp kịch bản và đổi tựa hoài. Đặc biệt các tuồng của soạn giả Yên Lang và Loan Thảo. Chẳng những đổi tựa mà họ còn đổi luôn tên tác giả để quỵt tiền nhuận bút”.
(Theo Thanh Niên)

1gom