Luật Cạnh tranh phải điều chỉnh cả công chức nhà nước

Trong lời đề dẫn, với tư cách là Phó ban Soạn thảo Dự luật, ông Chí nhấn mạnh luật này là cơ sở pháp lý thừa nhận hoạt động cạnh tranh, đưa cạnh tranh trên thị trường Việt Nam vào khuôn khổ. Đạo luật cũng giúp doanh nghiệp giải tỏa những bức xúc liên quan đến các cơ quan nhà nước và chính quyền các địa phương khi họ lợi dụng quyền quản lý của mình đưa ra các quyết định mang tính phân biệt đối xử.
Đồng tình với ý kiến của ông Chí, Giám đốc chi nhánh Công ty Vận tải Hoàng Long Nguyễn Quốc Ân than rằng Hoàng Long đang trong tình trạng “khóc dở mếu dở” do Sở Giao thông Công chính Hà Nội cấm các xe của đơn vị này vào các bến đỗ chất lượng cao. Vậy là việc thu hồi vốn hơn 6 tỷ đồng mới đầu tư vào 10 xe 35 chỗ gặp khó khăn. Thế nhưng trước đó, khi Hoàng Long xin phép mua xe chạy tuyến chất lượng cao thì không cơ quan nào có ý kiến gì.
Ban soạn thảo cho biết, một trong những điểm mới của Dự thảo 2 là các hiệp hội ngành nghề cũng là đối tượng điều chỉnh. Ông Chí cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng hiệp hội tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành nghề, có chung lợi ích dễ dẫn tới tình trạng thỏa thuận ngầm nhằm hạn chế cạnh tranh, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như của các doanh nghiệp không nằm trong hiệp hội.
Trưởng phòng Pháp chế Ngân hàng Ngoại thương Ngô Quốc Kỳ nói thêm rằng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng cần hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất. Không chỉ tự huỷ diệt mình, các ngân hàng như vậy có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vinh nói: “Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các bộ, ngành và đặc biệt là của các doanh nghiệp góp ý cho dự luật”.
(Theo Tuổi Trẻ)
Theo dòng sự kiện:
Luật Cạnh tranh và chống độc quyền xây dựng quá chậm (11/8Luật Cạnh tranh – liệu có khả thi? (31/5)Lần đầu tiên thảo luận công khai Luật Cạnh tranh (30/5)Cấm “bắt tay nhau” để quyết định giá hàng hóa, dịch vụ (16/3)

1gom